KẾ HOẠCH Hoạt động bảo tồn, phát huy di sản văn hóa năm 2023 trên địa bàn xã Long Thành
Admin Long Thành
2023-12-04T04:30:03-05:00
2023-12-04T04:30:03-05:00
https://longthanh.yenthanh.nghean.gov.vn/du-lich-san-pham-ocop/ke-hoach-hoat-dong-bao-ton-phat-huy-di-san-van-hoa-nam-2023-tren-dia-ban-xa-long-thanh-208.html
https://longthanh.yenthanh.nghean.gov.vn/uploads/news/2023_12/dy-8_1.jpg
Trang thông tin điện tử xã Long Thành - Huyện Yên Thành - Nghệ An
https://longthanh.yenthanh.nghean.gov.vn/uploads/logo.jpg
Thứ hai - 04/12/2023 04:30
ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
XÃ LONG THÀNH Độc lập- Tự do- hạnh phúc
Số: /KH-UBND Long Thành, ngày tháng năm 2023
KẾ HOẠCH
Hoạt động bảo tồn, phát huy di sản văn hóa năm 2023
trên địa bàn xã Long Thành
I.MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU.
1.Mục tiêu: Nâng cao ý thức, trách nhiệm các cấp, các ngành và cộng đồng trong thực hiện các quy định của pháp luật về di sản văn hóa; thực hiện công tác bảo tồn và phát huy các di sản mang giá trị tiêu biểu quốc gia, ý nghĩa chính trị, lịch sử - văn hóa trên địa bàn xã, góp phần xây dựng văn hoá và con người Bảo Thành nghĩa tình, năng động, sáng tạo. Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về di sản văn hóa trên nền tảng công nghệ số thống nhất, triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực di sản văn hóa nhằm phục vụ công tác quản lý và tuyên truyền dữ liệu số đến khách tham quan theo xu thế hội nhập.
Phát triển du lịch gắn với bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa trên địa bàn nhằm phục vụ phát triển du lịch, đưa du lịch trở thành một ngành kinh tế, tạo ra sự đột phá về phát triển kinh tế xã hội của xã. Tăng nguồn thu ngân sách, ổn định và không ngừng nâng cao thu nhập và đời sống cho nhân dân. Du lịch phát triển sẽ đóng góp tích cực cho công tác bảo tồn và phát huy các tài nguyên tự nhiên, giá trị văn hoá địa phương. Xây dựng thương hiệu du lịch Long Thành trở thành một trong những điểm đến hấp dẫn của huyện Yên Thành. Đồng thời phấn đấu hoàn thành mục tiêu mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã LongThành đã đề ra.
2. Yêu cầu:
- Bám sát các mục tiêu, nhiệm vụ của kế hoạch.
- Lồng ghép các nội dung của kế hoạch với việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của ngành, đơn vị.
- Đảm bảo tiến độ, chất lượng, hiệu quả.
II. NỘI DUNG THỰC HIỆN KẾ HOẠCH.
1. Nâng cao nhận thức cho mọi tầng lớp nhân dân về tầm quan trọng của công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa năm 2023.
- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến các văn bản, quy định của Nhà nước về phát triển du lịch, về công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa; nâng cao ý thức tự giác của người dân gắn với cuộc vận động xã hội hóa trong công tác bảo tồn.
- Đa dạng hóa công tác tuyên truyền, cần đưa vào nội dung chương trình những thông tin cụ thể, sát thực và gần gũi với đời sống sinh hoạt của người dân nhằm mang lại hiệu quả cao.
- Nâng cao nhận thức, vai trò trách nhiệm của các cấp, các ngành và thay đổi tích cực thái độ người dân về vai trò của phát triển du lịch trong việc đem lại lợi ích nhiều mặt đối với phát triển kinh tế xã hội như cải thiện đời sống vật chất, tinh thần; tăng thu nhập; tạo công ăn việc làm; tạo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, góp phần xóa đói giảm nghèo…
- Phát huy vai trò của mỗi một người dân thực sự trở thành một tuyên truyền viên tích cực trong việc trong việc bảo vệ môi trường, giữ gìn cảnh quan xanh, sạch, đẹp, hình thành thái độ lịch sự, nhã nhặn, mến khách, tôn trọng khách và biết làm du lịch.
- Đối với những gia đình và cá nhân đang là chủ sở hữu di sản văn hóa vật thể, phi vật thể, tiến hành sưu tầm, phục dựng hoặc giúp đỡ, hướng dẫn về nghiệp vụ chuyên môn trong việc thẩm định, bảo quản nhằm lưu giữ các di sản văn hóa.
2. Quy hoạch các di tích, điểm du lịch để phát huy giá trị của di tích
- Quy hoạch quỹ đất để hình thành các khu dịch vụ, cơ sở lưu trú, mua sắm; mô hình nghỉ tại nhà dân nhằm phát triển du lịch cộng đồng .
- Quy hoạch quỹ đất để mở rộng khuôn viên một số di tích, danh thắng trọng điểm nhằm phục vụ các hoạt động liên quan như lễ hội, một số hoạt động văn hóa, thể thao như Đền Thượng, Đền Thủ Chủ....và một số di tích đã đem vào hạng kiểm kê.
- Công khai quy hoạch để nhân dân được biết, được hiểu và tham gia hưởng ứng tích cực.
- Tuyên truyền quảng bá tiềm năng du lịch và các sản phẩm du lịch, thực hiện tốt các hoạt động liên kết phát triển du lịch.
3. Thu hút đầu tư phát triển du lịch gắn với bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa trên địa bàn.
- Tranh thủ nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách trung ương, tỉnh, địa phương và các nguồn xã hội hóa để tiếp tục tu bổ, tôn tạo các di tích Đền Thượng, Đền Thủ Chủ, phục vụ phát triển du lịch.
- Đầu tư phát triển nguồn nhân lực phục vụ phát triển du lịch, hỗ trợ kinh phí để đào tạo, bồi dưỡng, tham quan học tập mô hình…
- Tạo điều kiện để các cá nhân, tổ chức doanh nghiệp đầu tư xây dựng cơ sở hoạt động văn hóa, thể thao, vui chơi giải trí trên địa bàn.
- Đầu tư khôi phục một số hoạt động văn hóa truyền thống, phát huy vai trò của loại hình văn hóa phi vật thể trên địa bàn
- Tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn cán bộ, lực lượng nòng cốt làm công tác văn hóa ở cơ sở, đội ngũ lao động nông thôn nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng, nghiệp vụ, hiểu biết về văn hóa, lịch sử của địa phương, quê hương, dân tộc.
- Điều tra, thống kê, động viên, khuyến khích và hỗ trợ các nghệ nhân dân gian, người có hiểu biết về di sản văn hóa phi vật thể để làm nòng cốt trong việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa địa phương.
- Tổ chức tốt các lễ hội truyền thống, các hoạt động văn hóa truyền thống trên địa bàn
- Tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao chất lượng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” góp phần nâng cao mức hưởng thụ văn hóa của nhân dân, khuyến khích nhân dân làm du lịch nhằm cải thiện đời sống, tạo điều kiện giao lưu, kết nối văn hóa cộng đồng.
- Đa dạng hóa các hình thức biểu diễn nghệ thuật quần chúng, hình thành và phát triển các CLB, đội, nhóm văn nghệ, chú trọng loại hình diễn xướng dân gian như dân ca, ví giặm, tuồng, chèo hoạt động tại các di tích danh thắng, địa điểm du lịch.
- Tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động văn hóa, du lịch, công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa trên địa bàn huyện.
- Hướng dẫn, quản lý các hoạt động tại di tích như lễ hội, việc trùng tu, tôn tạo, phục hồi, sử dụng nguồn công đức…Thực hiện tốt công tác phòng chống cháy nổ và bảo vệ môi trường tại các đi tích danh thắng.
- Ban hành và tổ chức thực hiện các cơ chế chính sách phù hợp để phát triển du lịch gắn với bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa.
4. Một số cơ chế, chính sách thực hiện:
- Đầu tư tôn tạo, tu bổ các di tích bị xuống cấp nghiêm trọng.
- Hỗ trợ đào tạo, tập huấn cho nguồn nhân lực để nâng cao tính chuyên nghiệp, phục vụ nhu cầu trước mắt và dài hạn.
- Hỗ trợ các chiến dịch quảng bá sản phẩm du lịch trên thị trường nhằm làm nổi bật hình ảnh, thương hiệu du lịch.
Nguồn kinh phí hỗ trợ cho cơ chế chính sách nêu trên được lấy từ ngân sách Trung ương, ngân sách tỉnh, ngân sách huyện, xã và nguồn xã hội hóa và các nguồn vốn hợp pháp khác.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. CC văn hoá -Xã hội: Chủ trì phối hợp với các cơ quan, ban ngành, đoàn thể liên quan tham mưu cho UBND xã xây dựng Kế hoạch, phối hợp tổ chức thực hiện đạt hiệu quả; Đánh giá hiệu quả hàng năm, tham mưu sơ, tổng kết, rút kinh nghiệm, khen thưởng, nhân rộng mô hình kịp thời.
- Chủ trì, phối hợp xây dựng quy hoạch phát triển du lịch gắn với bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa; Triển khai thực hiện công tác tuyên truyền nội dung của kế hoạch.
- Tổ chức sưu tầm các hiện vật để trưng bày tại phòng truyền thống của xã; hướng dẫn tổ chức các hoạt động lễ hội; Tổ chức liên hoan dân ca, ví giặm, chèo, tuồng; Tổ chức các đội văn nghệ quần chúng phục vụ nhân dân, du khách; Tổ chức các hoạt động trao truyền, dạy hát dân ca, ví giặm, tuồng, chèo tại các di tích đình, đền, chùa…
Đẩy mạnh các hoạt động thông tin tuyên truyền và quảng bá tiềm năng du lịch, di sản văn hóa của xã. Xây dựng các tin, bài liên quan đến nội dung kế hoạch.
2. Ban Tài chính - Kế hoạch: Có giải pháp thu hút đầu tư nguồn vốn để triển khai các dự án du lịch, dự án tu bổ, phục hồi di tích trọng điểm. Hàng năm phân bổ ngân sách để hỗ trợ các cơ chế chính sách đã được phê duyệt.
3. Địa chính xây dựng: Quy hoạch quỹ đất để phát triển du lịch, mở rộng các khuôn viên di tích danh thắng; Chủ trì, phối hợp thực hiện công tác đảm bảo vệ sinh môi trường đối với nguồn nước, rác thải, môi trường văn hóa du lịch. Hướng dẫn công tác lập hồ sơ đề nghị cấp quyền sử dụng đất cho các thiết chế văn hóa, các di tích trên địa bàn…
4. Ban Nông nghiệp: Phát triển các sản phẩn để quảng cáo trên sàn thương mại điện tử. nhằm trở thành điểm tham quan, đồng thời cung cấp các sản phẩm sạch đáp ứng nhu cầu.
5. Trường học: Giáo dục ý thức cho học sinh trong việc bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa tạo động lực phát triển du lịch; tuyên truyền tầm quan trọng của phát triển du lịch đối với xã nhà. Hình thành ý thức, thay đổi thái độ, nâng cao trách nhiệm cho thế hệ trẻ trong việc phát huy truyền thống, giữ gìn hình ảnh về mảnh đất và con người quê lúa.
- Phối hợp với đoàn xã tổ chức các hoạt động về nguồn, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về danh nhân gắn với di tích lịch sử văn hóa…
6. Công an xã: Chỉ đạo cơ sở tiếp tục thực hiện tốt công tác đảm bảo ATGT, giữ gìn an ninh trật tự trên địa bàn. Mở các đợt tấn công truy quét tội phạm, tệ nạn xã hội, đảm bảo an toàn cho du khách, an toàn tại các điểm hoạt động du lịch…
Phối hợp xử lý các hiện tượng mê tín dị đoan, hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo trái pháp luật tại các di tích.
7. Trạm Y tế: Chỉ đạo công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại các nhà hàng ăn uống; Quản lý hoạt động kinh doanh, hành nghề y dược tư nhân trên địa bàn đặc biệt tại các điểm có hoạt động kinh doanh du lịch.
8. Đề nghị Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân, đoàn viên, hội viên của mình, nêu cao tinh thần trách nhiệm trong việc bảo tồn, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá của dân tộc. Tuyên truyền các nội dung triển khai thực hiện kế hoạch để nhân dân biết, hiểu, tích cực tham gia tập làm du lịch.
9. Đề nghị đoàn xã: Phối hợp với trường Tiểu học, Trường trung học cơ sở tổ chức các hoạt động liên quan. Tuyên truyền, giáo dục lý tưởng, sống có trách nhiệm cho giáo viên và học sinh; Tổ chức các đội, nhóm thanh niên xung kích, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng như giữ gìn trật tự ATGT, bảo vệ môi trường…
10. BCH các xóm: Xây dựng kế hoạch cụ thể để tổ chức thực hiện. Tăng cường công tác tuyên truyền phát triển du lịch, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa. Làm tốt công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa tại xóm.
Trên đây là Kế hoạch triển khai thực hiện bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa năm 2023 yêu cầu các ban ngành liên quan, BCH các xóm triển khai nghiêm túc có hiệu quả./.
Nơi nhận: T.M ỦY BAN NHÂN XÃ
- Như trên; KT. CHỦ TỊCH
- Lưu: VT. PHÓ CHỦ TỊCH
Đặng Trọng Tý
ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
XÃ LONG THÀNH Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: /BC-UBND Long Thành, ngày tháng năm 2023
BÁO CÁO
Hoạt động bảo tồn,phát huy di sản văn hóa năm 2023
trên địa bàn xã Long Thành
:
I. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH
Xã Long Thành nằm ở phía nam huyện yên Thành, có diện tích tự nhiên 964,86 ha. Được phân bổ trên 11 xóm, Tổng số hộ 2721 với dân số 10284 nhân khẩu, tỷ lệ giáo dân 30 %.
Trong những năm qua, công tác bảo tồn, phát huy di sản văn hóa năm 2023 đã có những bước phát triển đáng ghi nhận; cùng với sự đổi mới trong nhận thức, các cấp, các ngành đã có sự đánh giá ngày càng đúng hơn về vị trí, vai trò của văn hóa đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội. Công tác bảo tòn, phát huy di sản văn hóa được các cấp, các ngành đặc biệt quan tâm, với mục tiêu vừa phát triển vừa bảo tồn đã đưa việc khai thác giá trị văn hóa, du lịch cộng đồng trở thành một ngành quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, văn hóa tâm linh trở thành nét đẹp không thể thiếu trong mỗi con người.
II. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG BẢO TỒN, PHÁT HUY DI SẢN VĂN HÓA
1. Công tác bảo tồn, phát huy các di sản văn hóa
1.1. Công tác tổ chức thực hiện:
Để bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa của địa phương, Đảng ủy và UBND xã đã ban hành nhiều Nghị quyết, Chương trình, Kế hoạch cụ thể để chỉ đạo các ban, các ngành triển khai thực hiện, trong đó đề ra nhiều nhiệm vụ và giải pháp để bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống trên địa bàn xã. Bên cạnh đó, được sự hỗ trợ của các ban, ngành, đặc biệt là đội ngũ những người làm công tác bảo vệ các di tích và lực lượng nghệ nhân trên địa bàn đã phấn khởi, tích cực đón nhận và phấn đấu triển khai thực hiện công tác bảo tồn di sản văn hóa trên địa bàn một cách có hiệu quả.
1.2. Kết quả đạt được
Thực hiện công tác bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể của tỉnh nhà, đơn vị Long Thành đã thành lập được câu lạc bộ dân ca ví giặm, Và Trong Năm đã tham gia hội thi câu lạc bộ Tuồngtại Đền Đức Hoàng đạt giải ba. CLB Tuồng xã Long Thành đã triển khai tổ chức các buổi sinh hoạt: Lập danh mục và đánh giá hiện trạng; Điều tra, phỏng vấn nghệ nhân và những người biểu diễn lâu năm...Bên cạnh đó CLB còn tổ chức các buổi tập luyện tham gia giao lưu tại nhiều đơn vị, góp phần quảng bá, giữ gìn nét đẹp dân tộc.
Về công tác bảo tồn, khai thác và phát triển di sản vật thể: Tiêu biểu là di tích lịch sử nhà thờ họ Hoàng Tá Thốn, Đền Thượng...,Năm 2023 đã trùng tu tôn tại lại Đền Thủ Chủ hơn 2 tỷ đồng. Du Khách về tham quan các di tích tăng lên, nhân dân tứ xứ về đây thắp hương cầu mong một năm bình an và may mắn. Bên cạnh đó xã nhà còn chú trọng công tác phát triển khai thác giá trị các di tích chưa được xếp hạng, như Đền Thổ Ngọa, Đền nhà Ông, Họ Dương Đền thờ Đức Thánh Mẫu góp phần phát triển toàn diện giá trị di sản.
1.3. Công tác tuyên truyền.
- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến các văn bản, quy định của Nhà nước về phát triển du lịch, về công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa; nâng cao ý thức tự giác của người dân gắn với cuộc vận động xã hội hóa trong công tác bảo tồn.
- Đa dạng hóa công tác tuyên truyền, cần đưa vào nội dung chương trình những thông tin cụ thể, sát thực và gần gũi với đời sống sinh hoạt của người dân nhằm mang lại hiệu quả cao.
- Nâng cao nhận thức, vai trò trách nhiệm của các cấp, các ngành và thay đổi tích cực thái độ người dân về vai trò của phát triển du lịch trong việc đem lại lợi ích nhiều mặt đối với phát triển kinh tế xã hội như cải thiện đời sống vật chất, tinh thần; tăng thu nhập; tạo công ăn việc làm; tạo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, góp phần xóa đói giảm nghèo…
- Phát huy vai trò của mỗi một người dân thực sự trở thành một tuyên truyền viên tích cực trong việc trong việc bảo vệ môi trường, giữ gìn cảnh quan xanh, sạch, đẹp, hình thành thái độ lịch sự, nhã nhặn, mến khách, tôn trọng khách và biết làm du lịch.
- Đối với những gia đình và cá nhân đang là chủ sở hữu di sản văn hóa vật thể, phi vật thể, tiến hành sưu tầm, phục dựng hoặc giúp đỡ, hướng dẫn về nghiệp vụ chuyên môn trong việc thẩm định, bảo quản nhằm lưu giữ các di sản văn hóa.
1.4 Công tác phát triển du lịch
Công tác phát triển du lịch tâm linh được chú trọng vì vậy du khách lui tới các di tích trên địa bàn ngày càng tăng. Không chỉ người dân trong huyện mà hàng ngàn du khách thập phương cũng lui tới các di tích tìm hiểu gia trị văn hóa cổ của Địa phương.
II. PHƯƠNG HƯỚNG THỜI GIAN TỚI
1. Về bảo tồn, khai thác giá trị Di sản văn hóa
- Tăng cường các giải pháp nhằm phát huy các giá trị di sản văn hóa địa phương.
- Nâng cao năng lực của nghệ nhân truyền dạy qua các hình thức giao lưu học hỏi... phối hợp với các nghệ sĩ để bổ túc thêm kiến thức cho nghệ nhân. Đồng thời, Tăng cường các biện pháp tuyên truyền vận động, giáo dục các tầng lớp nhân dân địa phương có ý thức, trách nhiệm, tự nguyện, tự giác trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, khơi dậy lòng tự hào dân tộc, đặc biệt là đồng bào các dân tộc tại chỗ.
- Đề xuất Phòng Văn hóa xây dựng phòng truyền thống trưng bày tài liệu liên quan tới di tích để du khách có thể hiểu rõ, tìm hiểu nguồn gốc lịch sử của các di tích...
- Tăng cường các hoạt động giao lưu văn nghệ góp phần phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể
- Đề nghị BQL di tích tỉnh xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh Đền Thổ Ngọa xóm Giáp Ngói xã Long Thành.
2. Về Công tác phát triển du lịch
Đề xuất tu sửa lại các di tích vì hiện nay các phần ngói và rui, hoành đã bị xuống cấp nhằm đảm bảo công tác bảo tồn, vừa phát huy giá trị di sản vừa đem lại lợi ích kinh tế về du lịch tâm linh
Trên đây là báo cáo Kết quả thực hiện kế hoạch bảo tồn, phát huy di sản văn hóa trên địa bàn xã Long Thành năm 2023.
Nơi nhận: TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
- Phòng VHTT; KT. CHỦ TỊCH
- Lưu: VH. PHÓ CHỦ TỊCH
Đặng Trọng Tý